Ở kỳ thi tốt nghiệp THPT, toán là môn thi bắt buộc; Sắp tới 2015 bộ GD&DT ra quyết định về kỳ thi chung quốc gia xét điểm tốt nghiệp. Vậy những lời khuyên và các phương pháp học tập của thí sinh yêu môn Toán sẽ như thế nào? Chúng ta học lệch điểm xét tuyển tốt nghiệp vào các ngôi trường mong muốn sẽ ra sao? Cùng lắng nghe một số lời khuyên hữu ích của tiến sĩ toán học: Nguyễn Cam Giám đốc Trung tâm Công nghệ dạy
học thuộc Viện Nghiên cứu giáo dục (Trường ĐH Sư phạm, TP Hồ Chí Minh)
- Học kỹ từng bài: Thí sinh cần bám sát nội dung sách
giáo khoa, nghĩa là phải chú trọng các phần lý thuyết cơ bản, đọc kỹ lý
thuyết rồi làm bài tập đầy đủ từ dễ đến khó. Cần nắm chắc phần cơ bản,
nếu chưa nắm chắc thì không nên dồn thời gian cho phần nâng cao; các bài
tập không tự giải được thì sau khi nghe thầy giảng (hoặc tìm đọc tài
liệu tham khảo) phải tự mình thực hiện lại lời giải một cách độc lập cho
đến khi thành thạo và chủ động.
- Ôn bài từng đoạn: Sau khi làm bài tập áp dụng cho
từng bài, cuối mỗi chương cần làm bài tập ôn để nhìn lại các bài toán có
tính chất tổng hợp và đó cũng là dịp tập huy động kiến thức liên quan
để giải một bài toán. Việc làm này rất cần thiết vì các bài toán tổng
hợp thường sẽ rất gần giống với đề thi.
- Chú ý các kiến thức lớp 10 và 11: Đây là phần kiến
thức nền tảng về Hình học không gian, Lượng giác và Đại số (phương
trình, bất phương trình và hệ phương trình) thường có trong các đề tuyển
sinh ĐH mà lớp 12 thì không dạy trực tiếp. Thực tế cho thấy rất đông
thí sinh làm bài kém ở phần các câu hỏi ở nội dung này, nếu không nắm
vững chương trình lớp 10 và 11 thì cần phải có kế hoạch tự ôn tập một
cách đều đặn, bền bỉ từng tuần, từng tháng; không thể ôn cấp tập trong
một thời gian ngắn.
- Kế hoạch học tập hợp lý: Để tiết kiệm thời gian và
sức lực, đồng thời có kết quả cao nhất thì cần có một kế hoạch học tập
hợp lý. Cần thu xếp học bài trong thời gian sớm nhất sau khi nghe giảng.
Học ở đây có nghĩa là đọc và tìm hiểu kỹ sách giáo khoa, sau đó làm bài
tập áp dụng rồi đến bài tập nâng cao. Càng để cách lâu thì càng tốn
nhiều thời gian và sức lực hơn để đạt cùng một kết quả. Khi nghe giảng,
có những điều chưa hiểu kỹ, nếu học sớm sẽ được khôi phục rất nhanh; để
lâu sẽ mờ dần, phần không hiểu sẽ tốn rất nhiều thời gian mà chưa chắc
đã nắm được bài. Điều này rất dễ thấy nhưng học sinh thường hay có thói
quen đợi đến khi nào gần thi mới học, thật không hợp lý. Vì vậy cần học
thật sớm, tốt nhất là ngay sau khi nghe giảng xong và học thành nhiều
lần. Có thể lần đầu học qua, chỉ làm các bài tập áp dụng, lần 2 mới làm
các bài tập nâng cao để soi rọi các kiến thức cơ bản mà mình chưa nắm
vững, tích lũy thêm một số xảo thuật. Đối với môn toán thì không nên cố
mà nhớ những điều không hiểu, vì như thế chỉ làm tốn công vô ích, mất
công sức không đâu mà còn dễ thất bại vì nhớ lan man; chỉ có hiểu thật
rõ thì tự động sẽ nhớ dễ dàng.
Tổng hợp
0 nhận xét :
Đăng nhận xét